Khám phá Alicudi, hòn đảo hoang sơ thơ mộng bậc nhất ở Ý
Không chỉ là thành viên sáng lập của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Vietnam), Liên minh doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), Tập đoàn TH đang là thành viên tích cực trong Liên minh các nhà bán lẻ giảm thiểu rác thải nhựa, tiên phong nhiều giải pháp tiêu dùng thân thiện với môi trường.Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên
Theo báo cáo của Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng), năm 2024, Quân đội triển khai thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng theo nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy T.Ư. Ngày 24.1, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký quyết định số 366 về việc sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là cơ quan tham mưu chiến lược, giúp Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam và dân quân tự vệ; chỉ đạo ngành hậu cần, kỹ thuật toàn quân thực hiện các nội dung công tác hậu cần, kỹ thuật theo điều lệ công tác hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau sáp nhập, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có 32 đầu mối trực thuộc (3 cơ quan, 7 cục chuyên ngành, 5 nhà trường, 3 bệnh viện, 12 nhà máy, xí nghiệp, công ty, tổng công ty, 2 viện nghiên cứu, thiết kế).Trong đó, 82 đơn vị cơ sở đóng quân trên 31 tỉnh, thành trong cả nước; có nhiều đơn vị đóng quân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, môi trường làm việc có tính đặc thù, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, nhất là các đơn vị quân khí, xăng dầu.Phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí đầu năm 2025 sáng 25.2, trung tướng Đỗ Văn Thiện, Chính ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, cho biết việc sáp nhập 2 tổng cục thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một chủ trương lớn thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về điều chỉnh tổ chức ngành hậu cần, kỹ thuật trong suốt 80 năm chiến đấu, trưởng thành của quân đội, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới."Tổ chức biên chế của tổng cục sẽ được tinh gọn hơn sau sáp nhập; chức năng, nhiệm vụ có sự phát triển mới, đặt ra yêu cầu cao hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới", trung tướng Đỗ Văn Thiện nói.Theo trung tướng Thiện, thời gian tới, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật sẽ tập trung thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Quân ủy T.Ư về công tác hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, diễn tập, nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ đột xuất khác. Đặc biệt là bảo đảm tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng năm 2025 như: kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Những tấm lòng vàng 31.10.2023
Ngày 25.2, phát biểu khai mạc tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, diễn đàn diễn ra trong thời điểm kỷ niệm 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN, 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và cũng là năm thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045 để đưa ASEAN bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới một cộng đồng đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, tự cường, đổi mới sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm.Thủ tướng cho rằng, chúng ta đang chứng kiến các biến động sâu sắc với các thách thức và cơ hội đan xen, với thách thức, khó khăn nhiều hơn cơ hội và thời cơ. Các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện diễn biến nhanh hơn, phức tạp hơn, khó lường hơn."Nhìn xa hơn, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến to lớn mang tính thời đại với 3 xu thế: phân cực hóa về chính trị, già hóa về dân số, cạn kiệt về tài nguyên, đa dạng hóa về thị trường sản phẩm chuỗi cung ứng, xanh hóa và số hóa…", Thủ tướng chia sẻ.Bước vào giai đoạn phát triển mới, ASEAN được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với GDP vượt 10.000 tỉ USD, có thị trường tiêu dùng hơn 800 triệu dân; đồng thời sẽ là trung tâm công nghệ, kinh tế số và đổi mới sáng tạo, với nền kinh tế số dự kiến đạt 1.000 tỉ USD vào năm 2030.Bối cảnh đó đặt ra nhiều bài toán khó nhưng cũng mở ra những cơ hội hiếm có để ASEAN khẳng định vị thế và bứt phá vươn lên. Để dự báo trên thành hiện thực, Thủ tướng cho rằng, ASEAN không chỉ cần sự đoàn kết, nhất trí, đồng lòng mà còn cần có tư duy đột phá, chiến lược sắc bén, lộ trình khả thi, nguồn lực tập trung và hành động quyết liệt. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 ưu tiên chiến lược và 3 đột phá hành động.Theo đó, 3 ưu tiên, chiến lược gồm: Thứ nhất, củng cố ASEAN tự chủ về chiến lược, thông qua tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Thứ hai, xây dựng một ASEAN tự cường về kinh tế thông qua đổi mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thứ ba, giữ giá trị và bản sắc của ASEAN.3 đột phá hành động gồm: Thứ nhất, xây dựng cơ chế ra quyết định linh hoạt, hiệu quả, trách nhiệm hơn, vừa giữ đồng thuận, vừa có cơ chế đặc thù trong các sáng kiến chiến lược, tạo đột phá. Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển khu vực. Thứ ba, tăng cường hơn nữa kết nối ASEAN, nhất là kết nối hạ tầng, giao lưu nhân dân và hài hòa thể chế.Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng, ASEAN phải thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với tình hình, huy động được nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư và kích hoạt mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển."ASEAN cần kết nối với các nước ASEAN và kết nối với các nước trên thế giới bằng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản trị thông minh", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 3 thập kỷ đồng hành cùng ASEAN đã khẳng định tầm nhìn chiến lược đúng đắn của Việt Nam. "ASEAN đã trở thành không gian chiến lược và môi trường phát triển tự nhiên của Việt Nam, trong khi Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc củng cố đoàn kết, tăng cường vai trò trung tâm và thúc đẩy phát triển bền vững của ASEAN", Thủ tướng khẳng định.Thủ tướng đã dẫn lại câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" để khẳng định điều trên càng đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi ASEAN và Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới cùng hướng tới mục tiêu đầy khát vọng. "Chúng tôi cam kết là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường, cùng nhau hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 vì lợi ích của mọi người dân trong khu vực, cùng các nước thành viên, đối tác và bạn bè quốc tế viết những trang sử mới đầy tự hào trong hành trình phát triển của ASEAN", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Chuyến xe nghệ thuật không chỉ là một chuyến đi đơn thuần mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, nơi những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm, trò chuyện cùng nghệ sĩ và nâng cao hiểu biết dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia.Năm 2024, chương trình tạo ra 5 chuyến đi đầy ý nghĩa với những không gian nghệ thuật đặc sắc ở TP.HCM, Hà Nội. Tiếp nối thành công đó, ban tổ chức cho biết sẽ mở rộng quy mô, nội dung, mang đến những trải nghiệm phong phú hơn. Điểm đặc biệt của Chuyến xe nghệ thuật 2025 là sự mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, được thể hiện rõ nét qua chủ đề "Giao duyên giữa liền anh liền chị quan họ với các nghệ sĩ nhạc thính phòng", với sự tham gia của nghệ sĩ Bùi Hà Miên, nghệ sĩ violin Trịnh Minh Hiền, nghệ sĩ guitar Đặng Anh Tuấn và đặc biệt là NSND Thanh Lam.Nhìn lại hành trình của Chuyến xe nghệ thuật từ năm 2024, có thể thấy rõ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề được lựa chọn, từ việc khám phá "bộ tứ danh họa Nghiêm - Liên - Sáng - Phái" tại bảo tàng tư nhân của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn đến việc tìm hiểu về nghệ thuật sơn mài Việt Nam tại xưởng vẽ của họa sĩ Hoài Hương. Mỗi chuyến đi đều mang đến những kiến thức và trải nghiệm quý giá.Chuyến xe nghệ thuật được tổ chức định kỳ mỗi tháng, xuất phát từ quán Cà phê Thứ Bảy tại TP.HCM và Hà Nội tới các địa chỉ văn hóa, không gian nghệ thuật được lựa chọn. Đây không chỉ là một hoạt động văn hóa, mà còn là một cầu nối giữa nghệ thuật và công chúng. Thông qua chương trình, những người yêu nghệ thuật có cơ hội tiếp cận gần hơn với các tác phẩm, hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo và trò chuyện trực tiếp với các nghệ sĩ.
Microsoft hướng dẫn khắc phục lỗi máy in trên Windows 10 và 11
Từ nơi được xem là trái tim của châu Âu, Tổng hội Người Việt Nam tại Bỉ (UGVB) có hơn 11 năm hoạt động và phát triển với mục tiêu xây dựng cộng đồng người Việt ngày một lớn mạnh.Ông Nguyễn Thanh Long, Phó chủ tịch UGVB, cho biết nằm ở trái tim của châu Âu, UGVB có nhiều thuận lợi trong giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm triển khai, tổ chức, và quảng bá tinh thần Việt. Trong không gian đó, văn hóa Việt và đặc biệt là tiếng Việt, nằm ở trung tâm, nơi giao thoa và hài hòa với các hoạt động xúc tiến thương mại, trao đổi khoa học công nghệ và sáng tạo, nghị trình chính trị Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) và ngoại giao nhân dân."Chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ này với ưu tiên nhằm tạo ra các hoạt động giàu bản sắc Việt và tình yêu đất nước như tổ chức Tết Nguyên đán, tết Trung thu, ngày hội gia đình, gói bánh chưng, trình diễn áo dài, múa lân, và không thể không nói đến việc đưa tiếng Việt tới các cháu trong cộng đồng, tới các thư viện, tới các không gian văn hóa quốc tế...", ông Long chia sẻ với Thanh Niên. Đây là một trong các nhịp cầu gắn kết ngoại giao nhân dân Việt - Bỉ và Việt Nam - EU ngày càng đậm sâu.Trong chuỗi những hoạt động nổi bật của tổng hội hơn 11 năm qua, ông Long cho biết việc tổ chức Tết Nguyên đán là có ý nghĩa nhân văn nhất đối với bà con kiều bào tại Bỉ và các nước lân cận. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng, chính quyền sở tại, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, tổng hội đã mời nhiều nghệ sĩ sang biểu diễn phục vụ kiều bào. Đây cũng là dịp để cộng đồng đến chung vui và thưởng thức các món ăn truyền thống của dân tộc.Không chỉ giữ lửa, người Việt Nam ở nước ngoài cũng đang nỗ lực cống hiến cho đất nước. Có thể kể đến hoạt động của Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU). Trả lời Thanh Niên, Chủ tịch VINEU Phạm Huy Hoàng cho biết VINEU nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và quan tâm từ Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các cơ quan ban ngành trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài."Cái được lớn nhất đến thời điểm này là chúng ta có một tổ chức chính thống, có đăng ký pháp lý tại châu Âu tập hợp được đội ngũ chuyên gia trí thức luôn sẵn sàng đóng góp cho đất nước khi cần và có cơ hội", ông Hoàng nói. Có thể nhắc đến một số hoạt động nổi bật mà VINEU đã triển khai trong thời gian vừa qua như cử chuyên gia tham gia các hội thảo, tư vấn cho các cơ quan trong nước về các vấn đề liên quan đến đổi mới sáng tạo. Nhiều hội thảo chuyên đề cũng đã được VINEU tổ chức nhằm giới thiệu các công nghệ mới có tính ứng dụng cao tại Việt Nam. Tháng 6.2024, Ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu cũng được VINEU chủ trì tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để hỗ trợ các start-ups Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường tại châu Âu, VINEU cũng đã phối hợp cùng đối tác tại Bỉ (hub.brussels) đưa một đoàn gồm đại diện của 10 start-ups được NIC lựa chọn sang Brussels học tập và tiếp xúc với các doanh nghiệp, tổ chức tại Bỉ và châu Âu.Về kế hoạch thời gian tới, VINEU cho biết sẽ tập trung xây dựng và mở rộng mạng lưới. VINEU sẽ thành lập các nhóm chuyên gia, tham gia vào các dự án thực tế tại Việt Nam nhằm tạo cơ hội đóng góp cho các thành viên cũng như xây dựng VINEU phát triển theo hướng bền vững về tài chính và tổ chức.Quynh Iris Nguyen - de Prelle, là một nghệ sĩ độc lập, nhà thơ gốc Việt, với 5 tập thơ tiếng Việt và 1 cuốn tiểu thuyết hư cấu, các tác phẩm xuất hiện tại các thư viện đại học tại Mỹ, châu Âu và Úc như Harvard, thư viện quốc gia Pháp... Chị cũng là người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels."IVB là ấp ủ của tôi về một trung tâm hay ngôi nhà lớn về Việt Nam tại Bỉ để mọi người gặp gỡ và chia sẻ các câu chuyện của chính thế hệ mình, các câu chuyện về văn hóa và ID văn hóa Việt mà tôi hay gọi là Căn cước Việt Nam. IVB cũng là tiếng nói tích cực của cộng đồng Việt Nam tại Brussels và Bỉ nói chung trong sự đa dạng văn hóa của trái tim châu Âu", chị Quynh Iris Nguyen chia sẻ với Thanh Niên. Ngoài IVB, chị còn đồng sáng lập Tủ sách Việt tại Brussels cùng chị Kiều Bích Hương, cũng là đồng sáng lập VBAB - Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ vừa ra mắt hồi tháng 11.2024. Đại sứ Việt Nam tại Bỉ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Nguyễn Văn Thảo đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho hoạt động của VBAB.Từ khi thành lập vào tháng 4.2024, IVB đã tham gia sự kiện trang phục truyền thống tại Bảo tàng hoàng gia BELvue. Lần đầu tiên, Việt Nam xuất hiện cùng với hơn 14 cộng đồng khác tại Brussels với rất nhiều trang phục như áo quan họ, áo bà ba, áo dài, các trang phục của vùng núi phía bắc như H'mông, Tày, Nùng... Tiếp đó, gian hàng Việt Nam gây ấn tượng mạnh mẽ trong Lễ hội Hakuna Matata, mang đến một Việt Nam với chợ quê Việt và mâm cơm truyền thống để giới thiệu với người dân Bỉ và bạn bè quốc tế. Sách tiếng Việt được trưng bày tại đây như một ngôn ngữ riêng có chứ không phải sự nhầm lẫn với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra, IVB còn kết hợp cùng UGVB tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam với nhiều bộ trang phục được các nghệ nhân, bạn bè từ Việt Nam tặng cho IVB gìn giữ và giới thiệu tại châu Âu."Mỗi lần xuất hiện, IVB luôn muốn gửi đến bạn bè các thông điệp như sự nhận biết về ID Việt qua từng chi tiết, từng bộ trang phục và món ăn hay cách thức làm việc của thế hệ chúng tôi ngày hôm nay, một thế hệ với chất lượng và tiêu chuẩn chuyên nghiệp, cách làm việc nghiêm túc và một hình ảnh Việt Nam mới mẻ, năng động và tích cực", chị nhấn mạnh.Bằng một cách làm khác, chị Ngô Đỗ Thu Hường tên tiếng Anh là Helen (sống tại Bỉ) chọn kiến tạo và phát triển kênh podcast mang tên Kênh Việt Happiness Station từ tháng 5.2021. Chị Helen cho biết Kênh Việt ra đời nhằm chia sẻ kinh nghiệm người Việt xa xứ, lan tỏa điều tích cực, nghị lực sống và nét đẹp tâm hồn. Hiện kênh có 30 giọng đọc từ ba miền, đang định cư tại 14 nước, dần trở thành sân chơi được chờ đợi, được gọi tên mỗi khi nhắc tới các cuộc thi hay cơ hội cho trẻ em người Việt, gốc Việt xa xứ thực tập tiếng Việt, tăng khả năng kết nối gia đình và cộng đồng, hướng về quê hương.Năm 2023, Kênh Việt nhận được danh hiệu "sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" trong cuộc thi do Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp tổ chức với một số đơn vị thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam, Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài."Chúng tôi bắt đầu ước mơ làm sao để duy trì văn hóa cũng như tiếng Việt ở nước ngoài. Bản thân tôi sang châu Âu lúc mới 17 tuổi, thời gian sống ở châu Âu của tôi còn dài hơn ở Việt Nam. Tôi cũng là mẹ của một cậu con trai mang hai dòng máu nên cảm nhận rõ rệt rằng để duy trì được ngôn ngữ mẹ đẻ ở xứ người là việc không hề dễ dàng. Ngoài tình yêu, còn phải có phương pháp và môi trường cộng đồng… Để tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ gốc Việt ở nước ngoài nói và viết tiếng Việt, chúng tôi thường xuyên tổ chức các cuộc thi theo chủ đề về ẩm thực, du lịch, trải nghiệm văn hóa, kết nối tình yêu với gia đình, quê hương…", chị Helen chia sẻ.Dự án của chị đã tổ chức nhiều sự kiện cho cộng đồng như các cuộc thi online. Ngoài ra, Kênh Việt cũng tổ chức hay tham gia đồng tổ chức các sự kiện offline như: "Trại tiếng Việt mùa xuân" thí điểm tại Bỉ; triển khai dự án văn hóa đọc bằng việc xây dựng hai "Tủ sách Việt trong nhà hàng Việt" nơi cộng đồng xa xứ có thể tiếp cận và mượn hơn 500 đầu sách (Việt) cho nhiều độ tuổi và chủ đề, hoàn toàn miễn phí. Nhớ về một lần được "chạm cảm xúc", chị Helen kể trong cuộc thi "Du lịch cùng con 2022", nhiều bài thi kể về hành trình cảm động được quay trở về nhà gặp lại ông bà, anh chị em họ hàng sau mấy năm xa cách vì đại dịch của các bạn trẻ gốc Việt từ nhiều châu lục tham gia. Tác phẩm giải nhất thuộc về bé Tijn Konings 7 tuổi sinh ra tại Hà Lan. Bé không chỉ có khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo mà còn gây ấn tượng bằng tư duy và diễn đạt cảm xúc sâu sắc xen cả hài hước.Tháng 12.2022, trong chuyến thăm và làm việc tại châu Âu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng một món quà rất đặc biệt cho cộng đồng người Việt tại Bỉ. Bộ sách "Chào Tiếng Việt" là món quà rất quý và nhiều ý nghĩa, góp phần lan tỏa việc nói và học tiếng mẹ đẻ ở môi trường nước ngoài. Món quà này là nguồn cảm hứng cho dự án "Sách Việt ở thư viện Bỉ". Nhờ sự quyết tâm, tư vấn quý báu của những thành viên tâm huyết về việc gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài, UGVB quyết định mang sách "Chào Tiếng Việt" đồng thời dành thêm ngân sách mua, kêu gọi tặng sách tiếng Việt để mang tới những thư viện tại các thành phố nơi có nhiều bà con người Việt sinh sống.Dự án "Sách Việt ở thư viện Bỉ" đã mang sách tới các thư viện ở Brussels như Muntpunt, thư viện quận Ixelles, thư viện De Krook của thành phố Gent. Những thành phố khác như Liege, Antwerpen, Namur, Aalst... cũng là mục tiêu tiếp tới của dự án.Chị Nguyễn Chung Thủy (Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban Văn hóa xã hội UGVB)Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về trường hợp Phạm Anh Khôi (18 tuổi) là một cầu thủ bóng đá trẻ gốc Việt tài năng đang thi đấu tại Bỉ, ông Phạm Huy Hoàng nói: "Cháu rất mong muốn được thi đấu cho đội tuyển Việt Nam khi có cơ hội và điều kiện thích hợp. Vừa rồi, Liên đoàn cũng có liên hệ với CLB xin phép để cháu về thi đấu cho U.19 quốc gia nhưng do lịch thi đấu và chuẩn bị tiền mùa giải với U.23 nên CLB chưa đồng ý để cháu về. Sau này khi các giải đấu của đội tuyển Việt Nam diễn ra vào thời điểm thuận lợi và Liên đoàn vẫn muốn cháu tham gia, gia đình và CLB chắc chắn sẽ tạo điều kiện để cháu có thể về thi đấu".